Mở rộng đối tượng được thuê nhà ở xã hội
Người có công với cách mạng, người khuyết tật, người già cô đơn, các đối tượng đặc biệt khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị sẽ được thuê, thuê mua nhà ở xã hội có vốn đầu tư nhà nước.
Đang xem: Nghị định 34 về bán nhà thuộc sở hữu nhà nước
MỤC LỤC VĂN BẢN

In mục lục
CHÍNH PHỦ ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– |
Số: 34/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢNLÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật nhà ở ngày 29 tháng 11năm 2005;
Căn cứ Luật quản lý; sử dụng tài sảnnhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người cócông với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnhsố 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều củaPháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xâydựng;
Chính phủ ban hành Nghị định về quảnlý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG
Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số nội dung về quản lý, sử dụng, cho thuê, cho thuê muavà bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
2. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy địnhtrong Nghị định này bao gồm:
a) Nhà ở công vụ;
b) Nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng một phầnhoặc toàn bộ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là nhà ở xã hộithuộc sở hữu nhà nước);
c) Ký túc xá sinh viên được đầu tư xây dựng bằng mộtphần hoặc toàn bộ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngânsách nhà nước do các cơ sở giáo dục đang quản lý; nhà ở sinh viên do Nhà nước đầutư xây dựng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là nhà ởsinh viên);
d) Nhà ở được tạo lập bằng vốn từ ngân sách nhà nướchoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước vàđược bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật, bao gồm cảnhà ở thuộc diện tự quản (sau đây gọi chung là nhà ở cũ).
3. Các tài sản nhà nước là công sở, trụ sở, nhà làmviệc, nhà khách, nhà lưu trú công vụ và các loại nhà khác thuộc sở hữu nhà nướckhông thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhànước.
2. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhànước.
3. Cá nhân, tổ chức liên quan đến việc quản lý, sửdụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sửdụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải đượcthực hiện thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ, sự phân giao trách nhiệm quản lýrõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; bảo đảm duy trì và phát triển quỹnhà ở này.
2. Việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phảiđúng mục đích, bảo đảm hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
3. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được quản lý, sửdụng bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng theo đúng quy định củapháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
4. Việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở thuộc sởhữu nhà nước phải bảo đảm đúng đối tượng, đúng điều kiện và theo đúng quy địnhcủa Nghị định này.
5. Mọi hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sửdụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quyđịnh của pháp luật.
Chương 2.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ ỞTHUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 4. Cơ quan, đơn vị quản lýnhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở thuộcsở hữu nhà nước được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương đượcquy định như sau:
a) Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ởcông vụ của Chính phủ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được đầu tư xây dựngbằng nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm nhà ở xã hội thuộc sở hữunhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư xây dựng) và nhà ở sinh viên docác cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữuđối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, BộCông an đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Quốcphòng, Bộ Công an đang quản lý. Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quảnlý thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này;
c) Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khác là đại diệnchủ sở hữu đối với nhà ở công vụ đang được giao quản lý, nhà ở sinh viên do cáccơ sở giáo dục trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đó đang quản lý.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là đại diện chủ sở hữu đốivới các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.
3. Cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước làcơ quan được đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này giao thựchiện việc quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, cụ thể là:
a) Đối với Bộ, ngành, cơ quan Trung ương là cơ quanđược giao chức năng quản lý nhà ở trực thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đó;
b) Đối với địa phương là Sở Xây dựng;
c) Cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý đối vớinhà ở sinh viên đang được giao quản lý.
4. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhànước là tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng và năng lực chuyên môn về quảnlý, vận hành nhà ở, được cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều nàygiao nhiệm vụ quản lý vận hành nhà ở thông qua hình thức chỉ định hoặc đấu thầuđể thực hiện quản lý vận hành nhà ở.
Đối với nhà ở công vụ dành cho các đối tượng làgiáo viên, bác sỹ, nhân viên y tế nằm trong khuôn viên hoặc nằm kề khuôn viêntrường học hoặc cơ sở y tế thì có thể giao cho trường học hoặc cơ sở y tế thựchiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó.
Điều 5. Quyền và trách nhiệm củađại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữunhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có các quyền vàtrách nhiệm sau đây đối với nhà ở được giao quản lý:
a) Quyết định người được thuê nhà ở công vụ, ngườiđược thuê, mua nhà ở cũ; quyết định người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộcsở hữu nhà nước;
b) Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành nhà ở;
c) Phê duyệt việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựnglại nhà ở;
d) Ban hành hoặc quyết định giá thuê, thuê mua, giábán nhà ở;
đ) Quyết định thu hồi nhà ở;
e) Các quyền và trách nhiệm khác mà Thủ tướng Chínhphủ giao theo quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữunhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có thể giao chocơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này thực hiệnquyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. Riêng đối với Bộ Quốc phòng, BộCông an thì có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện các quyền quy địnhtại các Điểm a, b và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Quyền và trách nhiệm củacơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy địnhtại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này có các quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Rà soát, thống kê, phân loại nhà ở được giao quảnlý; tiếp nhận nhà ở tự quản do các cơ quan trung ương chuyển giao (nếu có) đểquản lý theo quy định của Nghị định này;
2. Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lạinhà ở để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đó phê duyệt;
3. Tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộhồ sơ hoàn công (đối với trường hợp xây dựng mới) hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối vớinhà ở cũ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
4. Lập và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ởquyết định người được thuê nhà ở công vụ, quyết định người được thuê, thuê muanhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, quyết định người được thuê, mua nhà ở cũ.Riêng đối với nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì cơ quan quản lý nhà ở đượcquyền quyết định người được thuê, thuê mua, mua nhà ở nếu được giao thực hiện;
5. Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết địnhđơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vậnhành nếu được giao thực hiện;
6. Căn cứ vào quy định của pháp luật về khung giá,giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để xây dựng giá thuê,thuê mua, giá bán nhà ở thuộc diện cơ quan đang quản lý để trình cơ quan đại diệnchủ sở hữu đối với nhà ở đó quyết định;
7. Báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ởquyết định thu hồi nhà ở. Riêng đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quảnlý thì cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc được quyền quyết định thu hồi nhà ở nếuđược giao thực hiện;
8. Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc cho thuê, bảohành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở và thực hiện việc bán, cho thuê mua nhà ởtheo quy định của Nghị định này;
9. Kiểm tra báo cáo thu, chi tài chính của đơn vịquản lý vận hành nhà ở;
10. Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạmhoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việcquản lý sử dụng nhà ở;
11. Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, sử dụngnhà ở theo quy định.
Điều 7. Quyền và trách nhiệm củađơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Tiếp nhận quỹ nhà ở do các cơ quan có thẩm quyềnquy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này bàn giao để thực hiện quản lý vậnhành theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện cho thuê và quản lý việc sử dụng nhà ởtheo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng ký kết với cơ quan quản lý nhà ở vàtheo các quy định tại Nghị định này.
3. Xây dựng, ban hành Bản nội quy quản lý sử dụngnhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và phổ biến nội dung Bản nội quy này cho ngườithuê, người thuê mua, người sử dụng nhà ở.
4. Quản lý chặt chẽ các diện tích nhà chưa bántrong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
5. Khai thác phần diện tích dùng để kinh doanh, dịchvụ (nếu có) trong dự án nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước theoquy định của pháp luật để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trìnhà ở. Hoạt động quản lý vận hành nhà ở quy định tại Khoản này được hưởng cáccơ chế như đối với dịch vụ công ích.
6. Tập hợp, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến quá trìnhxây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở; trường hợp không đủ hồ sơthì bổ sung, khôi phục, đo vẽ lại; có trách nhiệm giao các hồ sơ phát sinh, bổsung để cơ quan quản lý nhà ở lưu trữ theo quy định.
7. Tổ chức bảo trì, vận hành, cải tạo nhà ở theophương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Kiểm tra, theo dõi phát hiện kịp thời và đề nghịcơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi trong quản lý, sử dụng nhà ở.
9. Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phươngtrong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho người thuê, thuê mua nhà ở.
10. Thực hiện thu hồi nhà ở theo quyết định của cơquan có thẩm quyền.
11. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu độtxuất về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở.
12. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 8. Trình tự, chế độ và nộidung báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Trình tự báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sởhữu nhà nước được quy định như sau:
a) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện báo cáovới cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này;
b) Cơ quan quản lý nhà ở thực hiện báo cáo với cơquan đại diện chủ sở hữu nhà ở đối với nhà ở đang quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quanTrung ương đang quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước báo cáo Bộ Xây dựng vềtình hình quản lý, sử dụng nhà ở thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấptỉnh hoặc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đó;
d) Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủvề tình hình thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở trên phạm vi cả nước.
2. Chế độ và nội dung báo cáođược quy định như sau:
a) Các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này cótrách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nhà ở định kỳ vào tháng 12 hàngnăm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng;
b) Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung báo cáo bảo đảm sựthống nhất trong xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà ở toàn quốc, thực hiện ứngdụng công nghệ thông tin phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Điều 9. Quản lý tiền thu từ việccho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua,bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này sau khi khấu trừchi phí quản lý và các chi phí hợp lệ khác (bao gồm cả chi phí để tổ chức thựchiện bán, cho thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật) được nộp vào Quỹ pháttriển nhà ở hoặc để vào một mục riêng của ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh(đối với địa phương chưa thành lập Quỹ phát triển nhà ở) để thực hiện việc duytrì và phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định sau đây:
a) Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
b) Tái đầu tư xây dựng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựnghướng dẫn cụ thể việc quản lý thu, chi và việc sử dụng đối với tiền thu được từhoạt động cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tạiKhoản 1 Điều này bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí trongquản lý, sử dụng nguồn kinh phí này.
Điều 10. Các hành vi nghiêm cấmtrong quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Thực hiện cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ởkhông đúng thẩm quyền hoặc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng đối tượng,điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Chuyển nhượng hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặccho thuê lại, cho mượn nhà ở đã thuê, thuê mua không đúng quy định.
3. Sử dụng nhà ở vào các mục đích không phải để ở.
4. Tự ý sửa chữa, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhàở.
5. Sử dụng tiền thuê, thuê mua, tiền bán nhà ở sai mụcđích quy định của Nghị định này.
6. Các hành vi nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụngnhà ở theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
QUẢN LÝ VIỆC CHO THUÊ,CHO THUÊ MUA, SỬ DỤNG NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 11. Đối tượng và điều kiệnthuê nhà ở công vụ
1. Nhà ở công vụ chỉ được dùng để bố trí cho các đốitượng có đủ điều kiện thuê để ở trong thời gian đảm nhận công tác; khi ngườithuê hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi ở khác hoặc nghỉcông tác thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước. Đối tượng được thuê nhà ởcông vụ bao gồm:
a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện đượcở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
b) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầucông tác;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượngvũ trang nhân dân khi được điều động, phục vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh;
d) Giáo viên được cử đến công tác tại các xã vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
đ) Bác sỹ, nhân viên y tế được cử đến công tác tạicác xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo hoặcđược cử luân phiên có thời hạn xuống công tác tại các bệnh viện, các trung tâmy tế tuyến dưới.
Trường hợp đối tượng được thuê nhà ở công vụ quy địnhtại Điểm này có các thành viên trong gia đình cùng sinh sống (bao gồm cha, mẹ,vợ hoặc chồng, con và phải có tên trong hộ khẩu với người thuê) thì được cộngthêm diện tích nhà ở công vụ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêuchuẩn sử dụng nhà ở công vụ.
2. Điều kiện thuê nhà ở công vụ được quy định nhưsau:
a) Đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
b) Đối với các đối tượng quy định tại các Điểm b,c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều này thì phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu củamình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đếncông tác.
Trường hợp nếu Nhà nước chưa có đủ quỹ nhà ở công vụđể cho thuê thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý cán bộ có trách nhiệmthuê nhà ở khác có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn nhà ở công vụ được bốtrí thuê và trích từ tiền lương của người được thuê nhà để trả tiền thuê nhà ởnày. Trường hợp tiền thuê nhà ở cao hơn giá mà người thuê phải trả thì ngânsách nhà nước chi trả phần chênh lệch này theo nguyên tắc ngân sách trung ươngchi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan trung ương quản lý, ngân sách địa phươngchi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan địa phương quản lý.
Điều 12. Đối tượng và điều kiệnthuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Đối tượng thuê, thuê muanhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnhưu đãi người có công với cách mạng;
b) Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hànhchính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
c) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượngvũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
d) Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm khucông nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp;
đ) Người thu nhập thấp, hộ nghèo có khó khăn về nhàở tại khu vực đô thị;
e) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượngđặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị. Trường hợp là người khuyết tật,người già cô đơn không nơi nương tựa, không có thu nhập thì được bố trí ở tạicác trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước;
g) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hếttiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ;
h) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư màchưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
2. Điều kiện được thuê nhà ởxã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa đượcthuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọihình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội có diệntích bình quân hộ gia đình dưới 5 m2 sàn/người hoặc nhà ở hư hỏng, dộtnát;
b) Có hộ khẩu thường trú hoặc có hợp đồng lao độngcó thời hạn từ một năm trở lên và có đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi cónhà ở cho thuê.
Người thu nhập thấp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điềunày là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy địnhcủa pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; hộ nghèo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điềunày là hộ nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; ngườikhuyết tật, người già cô đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, thịtrấn nơi cư trú;
c) Riêng đối tượng quy định tại Điểm h Khoản 1 Điềunày thì không áp dụng các điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này mà doỦy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về điều kiện.
3. Điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữunhà nước bao gồm:
a) Có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điềunày. Riêng đối tượng quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này thì do Ủy ban nhândân cấp tỉnh quy định điều kiện cụ thể;
b) Thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng20% giá trị của nhà ở thuê mua.
Điều 13. Đối tượng và điều kiệnthuê nhà ở sinh viên thuộc sở hữu nhà nước
1. Đối tượng được thuê nhà ở sinh viên thuộc sở hữunhà nước là học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là sinh viên) các trường đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Trường hợpkhông có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưutiên: Sinh viên là con của gia đình thuộc diện chính sách, thuộc diện hộ nghèotheo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viênhọc giỏi; sinh viên năm đầu tiên.
2. Điều kiện để sinh viên được thuê nhà ở sinh viênthuộc sở hữu nhà nước là phải đang theo học tại cơ sở giáo dục (có xác nhận củacơ sở giáo dục).
Điều 14. Đối tượng và điều kiệnthuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1. Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nướclà người đang thực tế thuê nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó.
2. Người thuê nhà ở cũ phải thuộc một trong các trườnghợp sau đây:
a) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở và có têntrong hợp đồng thuê nhà thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợphợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định;
b) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở và khôngcó tên trong hợp đồng thuê nhà ở nhưng có tên trong quyết định phân phối, bốtrí nhà ở thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hànhnhà ở;
c) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở mà khôngcó tên trong hợp đồng thuê nhà ở và không có tên trong quyết định phân phối, bốtrí nhà ở, nhà ở đó không có tranh chấp thì phải được cơ quan quản lý nhà ở chấpthuận bằng văn bản và phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lývận hành nhà ở.
Điều 15. Giá thuê, thuê mua vàchi phí liên quan đến việc thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Đối với nhà ở công vụ thìgiá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý, vận hành vàbảo trì, không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng và không tính tiền sửdụng đất.
2. Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thìgiá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí bảo đảm thu hồi vốnđầu tư xây dựng trong thời gian tối thiểu là 20 (hai mươi) năm, kể từ ngày ký hợpđồng thuê, chi phí bảo trì và không tính tiền sử dụng đất.
Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nướcthì giá thuê mua được tính đủ chi phí bảo đảm thu hồi vốn trong thời hạn tốithiểu là 10 (mười) năm, chi phí bảo trì và không tính tiền sử dụng đất. Bênthuê mua phải nộp tiền lần đầu bằng 20% giá trị nhà ở, phần còn lại được nộptrong thời hạn tối thiểu là 10 (mười) năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
3. Đối với nhà ở sinh viên thì giá thuê được xác địnhtheo nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì nhà ở, khôngtính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng và không tính tiền sử dụng đất.
4. Đối với nhà ở cũ thì giáthuê được quy định như sau:
a) Trường hợp nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc lànhà ở được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (ngày ban hành Nghị địnhsố 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở) nhưng chưa được cải tạo,xây dựng lại thì áp dụng giá thuê theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vềgiá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại;
b) Trường hợp nhà ở quy định tại Điểm a Khoản nàyđã được cải tạo, xây dựng lại; nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưngđược bố trí sử dụng sau ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì áp dụng giá thuê như đối vớinhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
5. Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội thuộc sở hữunhà nước, nhà ở cũ thì người thuê có nghĩa vụ đóng các chi phí quản lý vận hànhnhà ở đó theo quy định.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụthể phương pháp xác định giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điềunày.
Điều 16. Miễn, giảm tiền thuênhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở được thực hiệntheo nguyên tắc sau đây:
a) Không thực hiện miễn, giảm tiền thuê nhà ở đối vớinhà ở công vụ, nhà ở sinh viên; nhà ở quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều22 của Nghị định này;
b) Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải làngười có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong hợpđồng và các thành viên khác có tên trong hợp đồng thuê nhà);
c) Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lầncho người thuê. Trường hợp thuê nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ đượchưởng miễn, giảm tiền thuê đối với một nhà ở;
d) Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởngnhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được miễn hoặc giảm mức cao nhất;
đ) Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai ngườitrở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuênhà ở.
2. Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độchóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiếnbị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng;
n) Hộ nghèo theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướngChính phủ;
o) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượngđặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
3. Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở cho các đối tượngquy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo Quyết định của Thủ tướngChính phủ.
Riêng hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơnvà các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị nếu được thuênhà ở thì được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; đối với hộ nghèo thì mức giảmnày được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ giađình).
Điều 17. Hợp đồng thuê, thuêmua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nướcphải thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với đơn vị quản lý vận hành nhà ở (nếulà thuê nhà ở) hoặc ký kết với cơ quan quản lý nhà ở (nếu là thuê mua nhà ở).Trường hợp là nhà ở công vụ thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng thuênhà với người thuê hoặc ký với cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ởcông vụ.
2. Hợp đồng thuê, thuê muanhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ của các bên;
b) Mô tả đặc điểm của nhà ở (có sơ đồ vị trí nhà ở,sơ đồ mặt bằng nhà ở cho thuê);
c) Giá thuê, thuê mua và phương thức thanh toán.
Đối với trường hợp nhà ở cũ, nhà ở xã hội thuộc sởhữu nhà nước thì ghi rõ số tiền thuê được miễn, giảm (nếu bên thuê thuộc đối tượngđược miễn, giảm tiền thuê nhà ở); đối với thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữunhà nước thì phải ghi rõ số tiền người thuê mua phải trả lần đầu bằng 20% giátrị nhà ở thuê mua và số tiền phải thanh toán trong các lần tiếp theo;
d) Thời hạn cho thuê, thuê mua nhà ở; đối với trườnghợp thuê mua thì thời hạn cho thuê mua ghi trong hợp đồng phải bảo đảm tối thiểulà 10 (mười) năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng thuê mua.
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Cam kết của các bên;
g) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp và cơ quan giảiquyết tranh chấp;
h) Các thỏa thuận khác (nếu có);
i) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
k) Chữ ký của các bên.
3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê, thuê muanhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Khi hai bên cùng nhất chí chấm dứt hợp đồngthuê, thuê mua nhà ở;
b) Khi bên thuê nhà không còn thuộc đối tượng đượctiếp tục thuê nhà ở;
c) Khi bên thuê nhà chết mà khi chết không có aitrong hộ gia đình (bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con) đang cùng chung sống.Đối với nhà ở công vụ mà người đang thuê nhà ở chết thì bên cho thuê nhà đượcquyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.
Đối với trường hợp thuê mua nhà ở thì hợp đồng chấmdứt khi bên thuê mua chết mà không có người thừa kế hợp pháp hoặc có người thừakế hợp pháp nhưng bên thuê mua chưa thực hiện được hai phần ba thời hạn thuêmua theo quy định;
d) Khi bên thuê, thuê mua không trả tiền thuê nhàliên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng;
đ) Khi bên thuê, thuê mua tự ý sửa chữa, đục phá kếtcấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê, thuê mua;
e) Khi bên thuê, thuê mua tự ý chuyển quyền thuê,thuê mua cho người khác;
g) Khi nhà ở thuê, thuê mua bị hư hỏng nặng có nguycơ sập đổ và bên thuê, thuê mua phải di chuyển ra khỏi chỗ ở theo quyết định củacơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê, thuê mua nằm trong khu vực đã có quyết địnhthu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền;
h) Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồngthuê, thuê mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của phápluật.
4. Căn cứ quy định tại Điều này, Bộ Xây dựng quy địnhthời hạn của hợp đồng thuê nhà ở cho phù hợp với từng loại đối tượng thuê vàban hành hợp đồng mẫu về thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để áp dụngthống nhất trong cả nước.
Điều 18. Hồ sơ và trình tự, thủtục thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Hồ sơ thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nướcbao gồm đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở (theo mẫu do Bộ Xây dựng quy định),các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở và cácgiấy tờ khác có liên quan.
2. Thời gian giải quyết thủ tục cho thuê, thuê muanhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủhồ sơ hợp lệ.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định tại Điềunày bảo đảm nguyên tắc quản lý chặt chẽ, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi chongười thuê, thuê mua nhà ở.
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ củabên cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Ký hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở đúng đối tượng,điều kiện, đúng mục đích sử dụng; chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở đối vớicác trường hợp thuộc diện chấm dứt hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 17 củaNghị định này.
2. Thu tiền thuê, thuê mua nhà ở đầy đủ và đúng thờihạn. Đối với trường hợp người thuê nhà ở công vụ trực tiếp ký hợp đồng mà khôngtrả tiền thuê trong ba tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụyêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ từ tiềnlương của người thuê nhà ở để trả tiền thuê nhà; cơ quan đang trực tiếp quản lýngười thuê nhà ở công vụ phải có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuêđể thanh toán cho bên cho thuê nhà ở.
3. Thực hiện bảo trì, quản lý vận hành nhà ở chothuê, cho thuê mua theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.
4. Thông báo cho bên thuê, thuê mua biết nội dung Bảnnội quy quản lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xãhội thuộc sở hữu nhà nước, phổ biến cho bên thuê, thuê mua biết quy chế quản lýnhà ở chung cư, nhà ở biệt thự (nếu nhà ở thuê, thuê mua là nhà chung cư hoặcnhà biệt thự); đôn đốc, kiểm tra nhắc nhở bên thuê, thuê mua chấp hành đúng nộiquy, quy chế.
5. Đối với trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sởhữu nhà nước thì hoàn trả lại 20% giá trị hợp đồng (có tính lãi theo lãi suấtkhông kỳ hạn của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm hoàn trả) mà bênthuê mua nhà ở này đã trả lần đầu trong trường hợp bên thuê mua không còn nhu cầuthuê mua nhà ở đó; trường hợp trong thời gian đang thuê mua mà bên thuê mua viphạm các quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản 3 Điều 17 của Nghị định này thìbên cho thuê mua được quyền thu hồi nhà ở và không phải hoàn trả số tiền 20%giá trị hợp đồng mà bên thuê mua đã trả lần đầu.
6. Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong quảnlý, sử dụng nhà ở để xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyềnxem xét, xử lý.
7. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đếnviệc quản lý, sử dụng nhà ở theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyềnxem xét, giải quyết.
8. Thực hiện thu hồi nhà ở theo quyết định thu hồicủa cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ củabên thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Quyền của bên thuê nhà ở:
a) Nhận bàn giao nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Được sử dụng phần diện tích nhà ở theo hợp đồngthuê để cho bản thân và các thành viên trong gia đình ở; trường hợp là nhà ởsinh viên thì chỉ sử dụng cho bản thân sinh viên thuê để ở;
c) Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịpthời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của bên thuê gây ra; tạo điều kiện đểbên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì nhà ở theo quy định;
d) Bên thuê được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở nếuhết hạn thuê nhà mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở theoquy định;
đ) Trường hợp bên thuê nhà ở công vụ đã trả lại nhàở công vụ mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc chưa được thuê, thuê muanhà ở xã hội tại nơi cư trú thì được xem xét giải quyết cho mua, thuê hoặc thuêmua nhà ở xã hội hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú hỗ trợ bằng hìnhthức khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của phápluật.
2. Quyền của bên thuê mua nhà ở:
a) Các quyền quy định tại các Điểm a, b và c Khoản1 Điều này;
b) Được quyền yêu cầu bên cho thuê mua làm thủ tụcđề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) sau khi đã thanhtoán hết tiền thuê mua nhà ở theo quy định;
c) Được phép thực hiện các giao dịch về nhà ở saukhi đã thanh toán hết tiền thuê mua cho bên cho thuê mua theo hợp đồng đã ký kếtvà đã được cấp Giấy chứng nhận, nhưng phải bảo đảm thời gian thuê mua tối thiểulà 10 năm, kể từ thời điểm ký kết hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợpngười thuê mua nhà ở chưa đủ thời hạn 10 năm mà có nhu cầu bán thì chỉ được bánlại cho Nhà nước, giá bán không cao hơn mức giá nhà ở xã hội cùng loại tại thờiđiểm bán;
d) Được hoàn trả lại 20% giá trị hợp đồng mà bênthuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đã trả lần đầu (có tính lãi theolãi suất không kỳ hạn của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm hoàn trả)khi không còn nhu cầu và chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở đó, trừ trường hợpquy định tại các Điểm d, đ và e Khoản 3 Điều 17 của Nghị định này.
3. Nghĩa vụ của bên thuê nhà ở:
a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích để ở; giữ gìn nhà ởvà các trang thiết bị kèm theo (nếu có); có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏngvà bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Trả tiền thuê nhà ở đầy đủ, đúng thời hạn ghitrong hợp đồng thuê nhà; trường hợp thuê căn hộ chung cư là nhà ở xã hội thuộcsở hữu nhà nước, nhà ở cũ thì bên thuê nhà ở phải nộp đầy đủ chi phí quản lý, vậnhành nhà ở. Trường hợp bên ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ là cơ quan đangtrực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ thì cơ quan này có trách nhiệm tríchtiền lương của người thuê nhà ở để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
c) Không được tự ý sửa chữa, cải tạo, phá đỡ, xây dựnglại nhà ở thuê;
d) Không được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc chomượn hoặc cho thuê lại nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào; trường hợp là nhà ở cũthì việc chuyển nhượng quyền thuê nhà ở cho người khác phải được sự đồng ý bằngvăn bản của cơ quan quản lý nhà ở và người thuê phải thực hiện ký kết hợp đồngthuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định;
đ) Chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng nhà ởvà các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môitrường và an ninh, trật tự trong khu vực cư trú;
g) Trả lại nhà ở thuê khi vi phạm các thỏa thuậntrong hợp đồng mà thuộc diện phải trả lại nhà ở hoặc khi bị cơ quan có thẩm quyềnthu hồi nhà ở hoặc khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở theo quy định;
h) Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụđã quy định trong hợp đồng thuê nhà ở;
i) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
4. Nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở:
a) Có các nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c,đ, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều này;
b) Không được cho thuê, cho thuê lại, thế chấp hoặcchuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức khi chưa thanh toán hết tiền thuê muanhà ở và chưa đủ thời gian tối thiểu là 10 (mười) năm, kể từ thời điểm ký hợp đồngthuê mua nhà ở, trừ trường hợp bán nhà ở thuê mua cho Nhà nước quy định tại Điểmc Khoản 2 Điều này.
Điều 21. Quy định về quản lý,sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước(bao gồm các nội dung lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở, bảo hành, bảo trì, cải tạo,phá dỡ xây dựng lại nhà ở) được quy định như sau:
1. Việc lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở do cơ quan quảnlý nhà ở thực hiện. Cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm giao hồ sơ về nhà ởcho đơn vị quản lý vận hành nhà ở lưu trữ để phục vụ cho việc quản lý sử dụng,vận hành nhà ở;
2. Việc bảo hành nhà ở được thực hiện theo quy địnhcủa Luật nhà ở và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;
3. Việc bảo trì nhà ở được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về nhà ở. Nội dung bảotrì nhà ở bao gồm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữađột xuất nhằm duy trì chất lượng của nhà ở.
Đối với nhà ở cũ mà Nhà nước đã bán một phần hoặctoàn bộ diện tích sử dụng riêng cho người thuê theo Nghị định số 61/CP củaChính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở thì các chủ sở hữu nhà ở chung này phảicó trách nhiệm đóng góp kinh phí để bảo trì phần diện tích sử dụng chung trongnhà ở theo nguyên tắc phân bổ kinh phí bảo trì tương ứng với diện tích thuộc sởhữu riêng của từng chủ sở hữu.
4. Việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theoquy định của Luật nhà ở và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc cải tạo,phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp nhà ở đang thuê được cơ quan có thẩm quyềnvề kiểm định chất lượng công trình xây dựng xác định bị hư hỏng nghiêm trọng,xuống cấp có nguy cơ sập đổ thì người đang thuê nhà ở phải chấp hành yêu cầu dichuyển người và tài sản ra khỏi nhà ở và khu vực nhà có ảnh hưởng để bảo đảm antoàn tính mạng và tài sản của người dân.
Trong thời gian cải tạo, phá dỡ để xây dựng lại màbên thuê nhà không tự lo được chỗ ở thì cơ quan quản lý nhà có trách nhiệm bốtrí nơi ở khác cho người thuê bảo đảm các điều kiện về sử dụng nhà ở. Bên thuêđược bố trí tái định cư tại nhà ở đã được cải tạo, xây dựng lại theo hợp đồngthuê nhà ký kết với đơn vị quản lý vận hành nhà ở.
Điều 22. Giải quyết cho thuê đốivới nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí để ở sau ngày 27tháng 11 năm 1992 (sau đây gọi chung là nhà ở)
1. Nhà nước tiếp tục giải quyết cho thuê nhà ở theoquy định của Nghị định này đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp nhà ở được cơ quan có thẩm quyền chophép đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992(ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá thuê nhà ởvà đưa tiền nhà ở vào tiền lương) nhưng sau ngày 27 tháng 11 năm 1992 mới hoànthành, đưa vào sử dụng và phân phối cho cán bộ, công nhân viên thuê theo Quyếtđịnh này;
b) Trường hợp người đang thuê nhà ở nhưng phải điềuchuyển công tác, người thuê phải trả lại nhà ở đang thuê và được cơ quan nhà nướcbố trí cho thuê nhà ở khác sau ngày 27 tháng 11 năm 1992;
c) Trường hợp nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc lànhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
d) Trường hợp nhà ở được bố trí sử dụng trong khoảngthời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (ngàyban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại,xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước).
2. Giá thuê nhà ở đối với các trường hợp quy định tạiKhoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp nhà ở quy định tại các Điểma, b và Điểm c Khoản 1 Điều này chưa được cải tạo xây dựng lại thì áp dụng giáthuê theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữunhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại; nếu nhà ở quy định tại các Điểm a, bvà Điểm c Khoản 1 Điều này đã được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giá thuênhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Đối với trường hợp nhà ở quy định tại Điểm d Khoản1 Điều này thì giá thuê áp dụng như đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
3. Đối với các trường hợp sử dụng nhà ở từ ngày 19tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định về quản lý tài sản nhàđất thuộc sở hữu nhà nước.
Điều 23. Các trường hợp thu hồinhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Bán nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đốitượng, không đúng điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Đối với việc cho thuê nhà ở thì thực hiện thu hồinhà ở khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Cho thuê nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúngđối tượng, không đúng điều kiện quy định tại Nghị định này;
b) Khi có một trong các trường hợp quy định tại Khoản3 Điều 17 của Nghị định này;
c) Khi bên thuê nhà trả lại nhà ở đang thuê;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với việc thuê mua nhà ở thì thực hiện thu hồinhà ở khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, khôngđúng đối tượng, không đúng điều kiện quy định tại Nghị định này;
b) Khi có một trong các trường hợp quy định tại cácĐiểm a, c, d, đ, e, g và Điểm h Khoản 3 Điều 17 của Nghị định này;
c) Khi bên thuê mua trả lại nhà ở thuê mua;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫntrình tự, thủ tục thu hồi nhà ở quy định tại Điều này.
Chương 4.
QUẢN LÝ VIỆC BÁN NHÀ ỞTHUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 24. Quy định về loại nhà ởkhông thuộc diện được bán
1. Nhà nước không thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữunhà nước đối với các loại nhà sau đây:
a) Nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội thuộcsở hữu nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25 của Nghịđịnh này;
b) Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ởcông vụ, quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước;
c) Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quancó thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại thành nhà ở mới hoặc để xây dựng cáccông trình khác;
d) Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bốtrí làm nhà ở và thuộc diện phải thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sởhữu nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làmnhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;nhà ở gắn với di tích lịch sử – văn hóa được cơ quan có thẩm quyền xếp hạngtheo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
e) Nhà chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấpcó nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượngcông trình xây dựng; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạolại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lựcthi hành và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kếtbằng văn bản đề nghị được mua và căn hộ này không nằm trong nhà chung bị hư hỏngquy định tại điểm này;
g) Nhà biệt thự nằm trong danh mục biệt thự khôngthuộc diện được bán mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã báo cáo và đã được Thủ tướngChính phủ chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đối với những biệt thự được thống kê, rà soát saukhi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự nàycũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định vàđã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với nhà ở không thuộc diện được bán quy địnhtại Khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thực hiện xử lý nhà ở này thì căn cứ vào từngtrường hợp cụ thể, người đang thuê được giải quyết theo chính sách hiện hành vềnhà ở, đất ở.
Điều 25. Quy định về đối tượngđược mua và điều kiện nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán
1. Đối với nhà ở cũ thuộc diện được bán thì đối tượngđược mua và điều kiện bán nhà ở được quy định như sau:
a) Người mua phải là người có tên trong hợp đồngthuê nhà ở, đã đóng tiền thuê nhà ở đầy đủ theo quy định, có đơn đề nghị muanhà ở và nhà ở đó không có tranh chấp, khiếu kiện;
b) Nếu nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàndân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội vềnhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện cácchính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết một số trường hợp cụ thểvề nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chínhsách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân theo quy định trướckhi thực hiện bán nhà ở này;
c) Trường hợp bán nhà có nguồn gốc không phải là nhàở nhưng được bố trí sử dụng để ở trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 thì nhà ở nàyphải bảo đảm các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lậphoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng,không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnhquan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giaocho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy địnhtại Nghị định này.
2. Đối với nhà ở công vụ, nhàở sinh viên mà Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng hoặc thuộc diện phải di dời đếnđịa điểm khác theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nhà ở nàykhông thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng công trình khác thì Bộ, ngành Trungương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang quản lý nhà ở đó phải báo cáo Bộ Xây dựngthẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi công năng sử dụng vàthực hiện việc quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tài sảnnhà nước hoặc bán nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đangdo các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý mà có nhu cầubán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì giao Bộ Xây dựng nghiên cứu,trình Chính phủ xem xét, quyết định chính sách, cơ chế bán đối với loại nhà ởnày.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định tại Điềunày.
Điều 26. Cơ quan bán nhà ở thuộcsở hữu nhà nước
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1,Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao chocơ quan quản lý nhà ở quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Nghị địnhnày thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị địnhnày.
Xem thêm: Phẫu Thuật Kéo Dài Chân Ở Hàn Quốc Medisetter, Chi Tiền Tỷ Để Kéo Dài Chân
Điều 27. Giá bán nhà ở thuộc sởhữu nhà nước
1. Cơ quan quản lý nhà ở thành lập Hội đồng xác địnhgiá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều4 (nếu là nhà ở do cơ quan trung ương quản lý), trình cơ quan đại diện chủ sở hữunhà ở quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này (nếu là nhà ở do địa phươngquản lý) phê duyệt trước khi thực hiện bán nhà ở.
2. Đối với nhà ở cũ (không phân biệt trường hợp muamột nhà ở hoặc mua nhiều nhà ở) thì giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụngđất được quy định như sau:
a) Tiền nhà được xác định căn cứ vào giá trị còn lạicủa nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng; giá trị còn lại được xác địnhtheo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mớido Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợpđồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng nhà ở. Đối với nhà ở cấp IV màngười thuê đã phá dỡ, xây dựng lại trước ngày Nghị định này có hiệu lực thihành thì giá trị còn lại của nhà được tính bằng 0 (bằng không);
b) Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất ởdo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợpđồng mua bán và căn cứ vào vị trí của đất ở, tầng nhà như sau:
– Đối với nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở thì tính bằng10% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đất và phân bổ cho các tầng theo c